I. Cụm bơm thủy lực xe nâng tay là gì?

Như ta đã biết, xe nâng tay đóng vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển hàng hóa. Và để thực hiện chức năng nâng hạ đó, chúng phụ thuộc vào một bộ phận cốt lõi – cụm bơm thủy lực. Vậy cụm bơm thủy lực xe nâng tay là gì và nó hoạt động như thế nào?

Cụm bơm thủy lực xe nâng tay ( hay còn gọi là củ bơm thủy lực - tiếng Anh: hydraulic pump ) là một trong những linh kiện hoặc phụ tùng xe nâng tay, có vai trò quan trọng nhất trong khả năng hoạt động của thiết bị. Về cơ bản chúng là một hệ thống kín, sử dụng dầu thủy lực làm dung môi truyền năng lượng. Nó bao gồm các chi tiết cơ khí kĩ thuật như xi lanh, piston cấu thành. Thông qua thao tác kích bằng tay hoặc chân, người vận hành tạo ra áp suất trong dầu thủy lực. Áp suất này tác động lên piston trong xi lanh, tạo ra lực đẩy để nâng càng xe và hàng hóa lên cao.

Nguyên lý hoạt động:

Quá trình nâng hạ hàng hóa của xe nâng tay được thực hiện nhờ sự chuyển đổi năng lượng từ cơ năng sang thủy lực. Khi người vận hành tác động lực lên cần bơm, piston bên trong xi lanh sẽ di chuyển, hút dầu từ bình chứa và nén vào đường ống dẫn. Dầu thủy lực dưới áp suất cao sẽ đẩy piston trong xi lanh nâng, từ đó nâng càng xe và hàng hóa. Ngược lại, khi hạ hàng, van xả được mở ra, cho phép dầu thủy lực chảy ngược về bình chứa, càng xe hạ xuống.

II. Có mấy loại cụm bơm phổ biến?

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại cụm bơm thủy lực xe nâng tay khác nhau, chủ yếu được các nhà sản xuất thiết kế riêng cho từng dòng xe. Dưới đây là một số loại bơm phổ biến nhất tại Việt Nam:

1. Cụm bơm BF

Đây là dòng bơm thông dụng nhất, được sản xuất bởi nhiều hãng khác nhau. Ưu điểm của bơm BF là giá thành rẻ, dễ dàng thay thế và sửa chữa, phù hợp với đa số xe nâng tay phổ thông. Tuy nhiên, hiệu suất làm việc của bơm AC ở mức trung bình, độ bền không cao bằng các dòng bơm cao cấp.

2. Cụm bơm DF

Thiết kế dạng hình trụ tròn, bơm DF thường được sử dụng cho các dòng xe nâng tay có tải trọng lớn như xe nâng tay 5 Tấn. Giá thành của bơm DF thường cao hơn so với bơm AC.

3. Cụm bơm AC

Bơm BF có thiết kế tương tự bơm BF, nhưng theo xe nâng Cường Thịnh đánh giá, các chi tiết của cụm bơm AC liền khối hơn, và được gia công sắc xảo hơn. Loại bơm này thường được sử dụng cho các dòng xe nâng tay sản xuất sau này do tính chắc chắn và chất lượng tuyệt vời của nó.

3 cụm bơm thủy lực xe nâng tay phổ biến

Ảnh: 3 loại cụm bơm xe nâng tay phổ biến (AC, BF, DF)

III. Cấu tạo chi tiết cụm bơm thủy lực

Cụm bơm thủy lực xe nâng tay là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều chi tiết nhỏ phối hợp hoạt động để tạo ra lực nâng. Hiểu rõ cấu tạo của cụm bơm sẽ giúp bạn vận hành và bảo trì thiết bị hiệu quả hơn. Dưới đây là các bộ phận chính cấu thành nên một cụm bơm thủy lực xe nâng tay:

Chi tiết cụm bơm thủy lực xe nâng tay

Ảnh: Bản vẽ chi tiết cụm bơm xe nâng tay

Giải thích 1 số chi tiết quan trọng:

  • Piston: Đây là bộ phận quan trọng nhất, chịu trách nhiệm trực tiếp tạo ra lực nâng. Piston có dạng hình trụ, được làm bằng thép cứng, di chuyển lên xuống trong xi lanh nhờ áp suất của dầu thủy lực.
  • Xi lanh: Xi lanh là một ống hình trụ rỗng, chứa piston và dầu thủy lực. Xi lanh được chế tạo từ thép hoặc gang, có độ bền cao để chịu được áp lực lớn khi nâng hạ hàng hóa.
  • Van: Cụm bơm thủy lực xe nâng tay có nhiều loại van khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng biệt. 

* Van hút: Điều khiển dòng dầu thủy lực từ bình chứa vào xi lanh. 
* Van xả: Điều khiển dòng dầu thủy lực từ xi lanh trở về bình chứa.
* Van an toàn: Giúp bảo vệ hệ thống khỏi áp suất quá tải, ngăn ngừa hư hỏng.

  • Lò xo: Lò xo có tác dụng đẩy piston trở về vị trí ban đầu khi van xả được mở ra, giúp hạ càng xe xuống.
  • Phớt làm kín: Các phớt làm kín được lắp đặt tại các vị trí tiếp giáp giữa piston, xi lanh và các van, ngăn chặn sự rò rỉ dầu thủy lực, đảm bảo hệ thống hoạt động kín.
  • Cần bơm: Cần bơm là bộ phận mà người vận hành tác động lực để kích hoạt bơm thủy lực. Cần bơm có thể được thiết kế dạng tay cầm hoặc dạng bàn đạp, tùy thuộc vào loại xe nâng.

IV. Các lỗi thường gặp ở cụm bơm thủy lực

Cụm bơm thủy lực là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng tay, chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc nâng hạ hàng hóa. Trong quá trình sử dụng, cụm bơm có thể gặp phải một số sự cố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của xe. Dưới đây là những lỗi thường gặp nhất:

1. Bơm không lên dầu

Đây là lỗi phổ biến, xảy ra khi dầu thủy lực không được bơm lên xi lanh. Nguyên nhân có thể do phớt làm kín bị hỏng, van hút bị tắc nghẽn, hoặc dầu thủy lực bị cạn.

2. Nâng yếu, nâng chậm

Lỗi này thường do áp suất dầu thủy lực không đủ mạnh để nâng tải trọng. Nguyên nhân có thể là do van xả bị rò rỉ, lò xo bị yếu, hoặc dầu thủy lực bị nhiễm bẩn.

3. Bơm bị rò rỉ dầu

Rò rỉ dầu là dấu hiệu cho thấy phớt làm kín bị hỏng hoặc các khớp nối bị lỏng. Nếu không được xử lý kịp thời, rò rỉ dầu có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng cho cụm bơm và gây ô nhiễm môi trường.

4. Tiếng ồn bất thường khi vận hành

Tiếng ồn bất thường khi vận hành có thể là do các bộ phận bên trong cụm bơm bị mài mòn, lỏng lẻo hoặc bị kẹt.
Khi gặp bất kỳ sự cố nào nêu trên, bạn nên ngừng sử dụng thiết bị và liên hệ với đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Việc tự ý sửa chữa có thể gây ra những hư hỏng nghiêm trọng hơn và làm mất hiệu lực bảo hành của sản phẩm.

V. Vậy nên lựa chọn củ bơm thủy lực nào hợp lý?

Khi lựa chọn cụm bơm cho xe nâng tay, việc hiểu rõ về từng loại cụm bơm là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm việc và sự phù hợp với nhu cầu sử dụng. Như đã giới thiệu, ba loại cụm bơm xe nâng tay phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là AC, BF và DF, mỗi loại đều có những đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng.

  • Cụm bơm BF là lựa chọn phổ biến cho các xe nâng tay được sử dụng trong môi trường làm việc nhẹ. Thiết kế của bơm BF thường đơn giản, dễ sử dụng và bảo trì. Nó cho phép người dùng nâng hạ hàng hóa một cách linh hoạt mà không tốn quá nhiều công sức. Bên cạnh đó, cụm bơm BF thường có giá thành phải chăng, phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của loại bơm này là khả năng chịu tải hạn chế, không phù hợp với các công việc yêu cầu nâng hạ hàng hóa quá nặng hoặc tần suất cao.
  • Cụm bơm AC được thiết kế để đáp ứng nhu cầu nâng hạ hàng hóa nặng và thường được sử dụng trong các kho bãi, nhà máy sản xuất. Một trong những điểm mạnh của bơm AC là khả năng chịu tải cao và độ bền ổn định, giúp nâng hạ hàng hóa nặng một cách dễ dàng và an toàn. Điều này làm cho củ bơm AC trở thành sự lựa chọn ưu tiên của các nhà sản xuất xe nâng. Các mẫu xe phổ biến hiện nay như xe nâng tay 2.5 Tấn hay xe nâng tay 3 Tấn vẫn ưu tiên sử dụng cụm bơm AC.
  • Bên cạnh đó, cụm bơm DF cũng có hiệu suất ổn định, khả năng hoạt động liên tục mà không gặp phải tình trạng quá tải. Ta thường thấy cụm bơm DF ở các dòng xe nâng tay 5 Tấn. Tuy nhiên, giá thành của loại bơm này thường cao hơn so với bơm AC, và việc bảo trì cũng có thể phức tạp hơn do cấu trúc của nó. Nếu doanh nghiệp của bạn thường xuyên phải di chuyển và nâng hạ hàng hóa nặng, bơm DF sẽ là lựa chọn tối ưu.

Việc lựa chọn cụm bơm nào cho xe nâng tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết đầu tiên chính là bạn muốn mua xe nâng tay mới hay thay thế củ bơm cho thiết bị đã có và đang gặp sự cố.

  • Nếu mua mới xe nâng tay, ta cần phải cân nhắc thêm nhiều vấn yếu tố khác nhau như tính chất công việc, khối lượng hàng hóa cần nâng hạ, và ngân sách của doanh nghiệp. Nếu nhu cầu của bạn chủ yếu là nâng hạ hàng hóa nhẹ và không thường xuyên, cụm bơm BF có thể là lựa chọn hợp lý. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên phải làm việc với hàng hóa nặng, cụm bơm AC hay DF sẽ mang lại hiệu suất tốt hơn. 

Kinh nghiệm lựa chọn xe nâng tay [Đầy đủ nhất]

  • Còn nếu nhu cầu là thay thế cụm bơm sẵn có, ta cần xem xét mẫu xe cũ đang sử dụng loại nào? Mỗi loại cụm bơm, mỗi dòng xe với nhà sản xuất khác nhau sẽ có những kích thước và linh kiện đầu vào khác nhau. Điều quan trọng nhất chính là kích thước phù hợp để lắp ráp hoàn chỉnh.

Hy vọng bài viết này của xe nâng Cường Thịnh sẽ cho bạn thêm cái nhìn tổng quan hơn về các chi tiết, linh kiện xe nâng tay. Giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn chính xác hơn khi mua thiết bị, vật tư.